Trong quá trình thi công máy máy móc cho việc sơn lại hay sơn mới, cách thi công máy móc cho sơn Jotun công nghiệp như thế nào để đảm bào chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm rõ hơn các công đoạn thi công.
Cách thi công máy móc cho sơn công nghiệp
Bước 1: Bước chuẩn bị:
1./ Văng các dây cảnh báo khu vực, máy móc chuẩn bị sơn / tân trang:
Việc làm này nhầm cách ly khu vực sơn với các khu vực khác của nhà máy, đảm bảo công việc thực hiện được an toàn, độc lập và hiệu quả. Ngoài ra tránh ảnh hưởng môi trường trong khi sơn.
2./ Lắp dựng khung che bảo vệ.
Đối với khu vực không có thiết bị, vật dụng để che chắn, cách ly thì đơn vị thi công phải trang bị sẵn.
3./ Căng bạt che chắn ngăn cách khu vực thi công sơn với bên ngoài:
Công việc này rất quan trọng và cần thiết, tránh bụi sơn cũng như các vật tư dụng cụ sơn bay ra ngoài bám vào các thiết bị chi tiết máy khác bên ngoài khu vực sơn.
4./ Tháo rã một phần hay toàn bộ máy móc
Tháo các chi tiết máy và những chi tiết tháo rời được như các cửa thăm, tấm chắn, tấm vách bảo vệ máy đưa vào nơi tập kết khu vực sơn…. mà vẫn đảm bảo sự hoạt động an toàn sau khi lắp ráp trở lại. Điều này là rất cần thiết để quá trình thi công đạt hiểu quả cao nhất
Chú ý: Đối với các máy móc di chuyển được mà không ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc, nếu được sự đồng ý của khách hàng thì có thể vận chuyển đến khu vực riêng biệt, an toàn trong nhà máy để thực hiện vệ sinh và sơn máy là tốt nhất
Bước 2: Vệ sinh máy móc thiết bị cần sơn
1./ Đối với máy bị tróc sơn :
1.2./ Chà nhám bằng giấy nhám mịn
1.3./ Dùng keo dán phân cách các vị trí sơn và không sơn
Cách ly những vị trí có khả năng bị sơn ảnh hưởng (Kính quan sát, màn hình điều khiển, nút nhấn, tay nấm, thiết bị đo lường…..)
1.4./ Dùng ghẻ lau, axeton lau sạch lại bề mặt
( Chú ý:vệ sinh kĩ các bề mặt dầu nhớt/Emulsion)
2./ Đối với máy bị tróc sơn như hình bên dưới:
2.1./ Dùng giấy nhám hoặc máy mài + tool chà lấy sạch bề mặt sơn cũ
2.2./ Trét và phủ bột mastic lên những vị trí bong tróc và đánh bóng phẳng lại bề mặt
2.3./ Chà nhám lên bề mặt bằng giấy nhám mịn
2.4./ Dùng keo dán phân cách các vị trí sơn và không sơn, cách ly những vị trí có khả năng bị sơn ảnh hưởng (Kính quan sát, màn hình điều khiển, nút nhấn, tay nấm, thiết bị đo lường…..)
2.5./ Dùng ghẻ lau, axeton lau sạch bề mặt
Bước 3: Sơn bề mặt máy và chi tiết máy (Cả mặt trong và mặt ngoài)
Đối với sử dụng sơn nên dùng các dòng sơn cho máy móc như sơn Jotun Futura Classic, sơn Jotun Hardtop Ax,…
Sơn Jotun Futura Classic
1./ Pha sơn với tỷ lệ của nhà sản xuất và màu theo yêu cầu
Tùy theo loại sơn mà bạn chọn sẽ có tỷ lệ pha sơn khác nhau để biết rõ hơn chi tiết quý khách có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn: 0909.41.0809
2./ Dùng súng phun sơn trên bề mặt chi tiết máy
Cần sơn đúng theo đúng kỹ thuật (độ dày lớp phủ phải đạt tiêu chuẩn theo nhà sản xuất): 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn màu (Chờ lớp sơn thứ nhất khô sau 2h thì dùng nhám chà nhám lại trước khi sơm lớp thứ 2 và lớp thứ 3).
– Lớp sơn thứ 3 là lớp sơn hoàn thiện cần sơn tỉ mỉ và cẩn thận
* Tiến hành kiểm tra đánh giá và nghiệm thu máy sau khi hoàn thành.
Chú ý: Những vị trí không sơn xịt bằng súng phun khí nén thì dùng con lăn sơn hoặc cọ sơn dầu sơn lên bề mặt đã xử lý.
Quý khách có nhu cầu mua sơn công nghiệp epoxy cho máy móc hay tìm hiểu thêm Cách thi công máy móc cho sơn Jotun công nghiệp vui lòng liên hệ Đại lý kinh doanh Sơn Jotun epoxy để được tư vấn, báo giá chính xác và chi tiết nhất theo thông tin như sau:
- Phòng tư vấn bán hàng: 0937.375.987
- Phòng tư vấn kỹ thuật thi công và phối màu sơn: 0909.41.0809
- Đường dây nóng: 0903.954.094